31290638_958438127649639_8347756770751414272_n

Xin phản hồi "CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN" đã được chia sẻ nhiều trong thời gian qua.

Định dạng PDFInEmail

: In Stock

Nhà sản xuất: Việt Nam Xuất Khẩu.
Xin phản hồi "CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN" đã được chia sẻ nhiều trong thời gian qua.

Đặt một câu hỏi

Hỏi về sản phẩm này

Xin phản hồi "CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN" đã được chia sẻ nhiều trong thời gian qua. 
1. Trước hết, hãy tìm về một số kiến kiến thức cơ bản về vấn đề mang thai, đẻ trứng, nuôi con của chim yến: Thời gian để chim yến làm tổ là tầm 28 – 30 ngày, sau đó đẻ và ấp trứng khoảng 30 ngày là chim con được ra đời. Chim con sẽ được chim mẹ nuôi dưỡng trong thời gian khoảng 40 ngày là có thể rời khỏi tổ, tự bay đi kiếm ăn. Thời điểm chim con bắt đầu biết bay là 30 ngày sau khi nở. Tính từ thời điểm chim bắt đầu quẹt tổ đến ấp trứng nuôi con tầm khoảng hơn 3 tháng.

2. Xưa kia, tổ yến vì quý hiếm mà được liệt vào "bát trân", là những món dành cho vua chúa. Bởi tổ yến đảo rất khó cơ duyên gặp được, cũng như nếu gặp rồi mà có muốn hái tổ yến cũng rất khó, dễ nguy hiểm tính mang vì chim yến làm tổ ở những nơi vách đá cheo leo hiểm trở nên mới có đoạn viết "Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời"..., khi con người đi tìm tổ yến do ko bị kiểm soát, thấy tổ sẽ hái dù có chim non trên tổ.. Tuy nhiên ngày nay, tổ yến đảo được bảo tồn dưới sự quản lý chặt chẽ của các công ty yến nhà nước, là tải sản quốc gia, có quân đội bảo vệ, thu hoạch đúng thời kỳ, theo đúng kỹ thuật và dưới sự giám sát.
"Cảnh tượng chim yến mẹ chết lao đầu vào vách núi tự tử khi không thấy tổ chim được lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến" là sự dối trá. 
Nếu lấy tổ để mà sau đó "trứng và chim non quăng xuống biển, chim mẹ đập đầu chết" thì chắn chắn qua hàng trăm năm như thế này, loài chim yến sẽ tuyệt chủng, làm gì còn đàn chim yến rộng khắp như bây giờ. Mỗi lần mang thai, chim yến sẽ làm tổ bằng nước dãi, tổ yến được khai thác lấy tổ dựa trên đặc tính phát triển của chim yến, khi chim đã đẻ, chim non đã rời đi, chim bố mẹ bắt đầu chu kỳ sinh sản tiếp, làm tổ mới. Nếu không ai hái tổ, chim yến sẽ nhã dãi xây tổ mới chồng lên tổ cũ, việc hái tổ sau khi chim non đã bay đi thì không gây ảnh hưởng xấu nào đến loài chim này, vòng đời của chim yến là vậy.

3. Yến huyết và yến hồng theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh từ lâu, là do hình thành một cách tự nhiên do sự tương tác của tổ yến và vách đá, tường, hay gỗ (nếu yến nuôi nhà), tuyệt đối không phải "Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây" là sai sự thật, thiếu kiến thức, ko đúng theo các nghiên cứu khoa học, một phần hiển nhiên vì nếu là máu thì khi gặp không khí sẽ biến thành có màu đen.

☄️4. Chim yến được xem là biểu tượng cho sự chung thủy, khi còn sống bên nhau thì chúng chỉ xem nhau là duy nhất, nhưng nếu không may khi một trong 2 chết đi thì sau một thời gian chim yến sẽ tìm bạn khác để tiếp tục duy trì nồi giống nên việc "Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết" là sự hư cấu, tưởng tượng.

☄️5. Ngày nay để xây dựng một nhà yến thành công, ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yếu tố về mặt khoa học kỹ thuật thì bạn phải có duyên với yến, phải được trời cho lộc. Không phải bất kỳ một nhà xây yến được đầu tư máy móc hiện đại là chim yến sẽ về, bạn có thể không thể biết hiện có bao nhiêu nhà yến đầu tư xong lại phá sản vì chim yến không về... 
Chim yến vốn thủy chung nên khi đã ở nhà yến nào là ở mãi mãi "Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa", yến con có thể tiêp tục ở nơi mình sinh hoặc có thể lựa chọn các nơi khác. Tuy nhiên nếu có sự tác động mạnh làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống chim yến cảm thấy ko còn là nơi an toàn sẽ dời đi. 
Do đó, con người khi đã dụ chim yến về làm tổ trong nhà rồi sẽ tuyệt đối trân trọng, yêu thương, không có chuyện "Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…" là vô cùng sai sự thật. Vậy thì sau mỗi kỳ thu hoạch tổ yến, chim yến bay hết là có phải mất đi luôn nhà yến, là bỏ luôn vài ba tỷ đồng đã đầu tư chỉ vì ngắn hạn, lợi ích trước mắt ? Chim yến hiện đang được coi là vàng trắng, do đó người nuôi yến yêu con yến còn hơn bản thân họ, đàn chim yến sẽ được chăm sóc chu đáo để càng ngày được tăng theo cấp số nhân.

☄️6. Yến làm tổ trên đảo, hay yến sinh sống trong nhà đều được gọi tên chung là "yến thiên nhiên" bởi chim yến qua hàng trăm năm vẫn không ăn thức ăn nhân tạo. Chim yến bay liên tục mỗi ngày từ 15-20 tiếng, mọi sinh hoạt đều lúc đang bay, nên để tồn tại trên đồi chim yến cũng phải lao động như bao sinh vật khác.

☄️7. Chim yến xây tổ, con người chỉ lấy tổ, chim yến vẫn sinh sống, được chăm sóc chu đáo, được bảo tồn và nhân rộng thêm giống mà không làm tổn hại đến sợi lông chim yến thì làm sao được gọi là dã man. 
Một số bạn share và comment thì hãy để ý một điều sự thật hiển nhiên: Hằng ngày bạn vẫn ăn trứng gà, trứng vịt, sữa dê, sữa bò, ăn cả thịt gà thịt bò... vậy có phải còn dã man hơn? Vì tất cả chúng đều là sinh mạng, đều có cuộc sống kiếp này. 
Bài viết phản ánh đời sống chim yến khá tiêu cực, con người là mục tiêu được nói đến dã man (mà thực sự là vậy), tuy nhiên chắc chắn nhiều lượng share sẽ làm ảnh hưởng đến ngành yến Việt Nam (chỉ là trước măt).

8. Hiện nay, trong các loại thực phẩm chức năng thì tổ yến luôn là sự lựa chọn ưu tiên và sáng suốt nhất. Không chỉ người Việt Nam biết xây nhà yến, ăn tổ yến, mà lượng lớn khả năng tiêu thụ phải kể đến Trung Quốc, kế đến dần phát triển sang các nước trong khu vực. Hiện các nhà yến đang phát triển một cách có hệ thống, bài bản ở VN và tất cả các nươc, là hướng được lựa chọn ưu tiên.
Tóm lại, bài viết của tác giả không khoa học, không có dẫn chứng xách thực và thiếu hiểu biết về ngành Yến, một câu chuyện chỉ đúng 1 phần mà với sự đau khổ tột cùng của loài chim yến được miêu tả dưới sự hư cấu, tưởng tượng, không có hình ảnh tư liệu dẫn chứng đáng tin? 
Vậy nên, đọc bài viết đó xong, không chỉ tôi mà chắc chắn ai cũng cảm thấy thương, bài viết thực sự động vào trái tim người đọc, nói rất đúng để nói về tình cảm chung thuỷ của loài chim yến, rất đáng để đọc và học hỏi. Nhưng trên hết hãy nhìn nhận theo một cách khác, theo đúng sự thật, đúng dẫn chứng khoa học. Nếu bài viết có ảnh hưởng sâu rộng và khiến người Việt Nam không sử dụng tổ yến, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước nhà, đất nước mất đi nguồn ngân sách, ảnh hưởng đến ngành kinh doanh yến, phá hỏng nền kinh tế nước nhà, liệu đây có là mục đích của bài viết?
Tuy nhiên đó chỉ là trước mắt, còn thì bạn cứ yên tâm, thị trường tổ yến VN vẫn đang rất phát triển, đã và đang được sử dụng nhiều nhất vì chất lượng tổ yến Việt so sánh với các loại trong khu vực luôn được đánh giá cao nhất. Nếu người Việt không dùng tổ yến thì yên tâm người Trung Quốc và các nước khác sẽ dùng hết. Các món ngon, vật lạ, bổ dưỡng sẽ không thiếu người tiêu thụ đâu nhé.

 

©2012 - 2023 Timili Kids.